Mỹ phẩm ngoại nhập có xuất xứ kinh hoàng

Nhìn những hình ảnh kinh hoàng trong xưởng sản xuất mỹ phẩm nhái dưới đây, có lẽ nhiều người sẽ không dám tin tưởng hoàn toàn vào các thể loại “hàng xách tay”, “hàng ngoại nhập” mà mình từng một thời mê mệt nữa.

Mỹ phẩm ngoại nhập có xuất xứ kinh hoàng

Chống hàng giả cùng Tân Hoa Mai ngay hôm nay.

Do tâm lý sính ngoại, rất nhiều người không tin dùng hàng nội địa, mà lựa chọn order quần áo, mỹ phẩm từ nước ngoài về để dùng. Những mặt hàng bày bán trên thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu hay Mỹ mặc dù có giá đắt hơn hẳn nhưng đa phần đều nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của các khách hàng châu Á.

Phần vì thương hiệu, phần vì danh tiếng, phần thì vì chất lượng, nên những sản phẩm nước ngoài luôn được chào đón nồng nhiệt tại một số thị trường châu Á đầy tiềm năng như Trung Quốc hay Việt Nam.

Thế nhưng, đôi khi người ta chỉ mải chạy theo cái mác “ngoại nhập” mà quên mất những giá trị đích thực của sản phẩm mà mình đang sử dụng. Và hậu quả là rất nhiều người đã mua phải hàng rởm, hàng kém chất lượng với cái giá trên trời.

Mới đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin về vụ việc cảnh sát thành phố Đông Dương, tỉnh Chiết Giang đã phát hiện và triệt phá thành công một ổ nhóm chuyên sản xuất mỹ phẩm giả gắn mác nước ngoài.

Được biết, ổ nhóm làm hàng nhái này núp bóng một công ty sản xuất mỹ phẩm khá hợp tiêu chuẩn với đầy đủ các loại giấy tờ chứng nhận. Tuy nhiên, sản phẩm của họ lại không mang nhãn hiệu như đã đăng ký mà giả dạng nhiều hãng mỹ phẩm nổi tiếng như: Etude House, L’Oréal, Clinique, NARS, Shiseido…

Tem hologram 2d

Dựa theo một nguồn tin mật, lực lượng chức năng đã ập vào kiểm tra xưởng sản xuất và bắt giữ 76 đối tượng liên quan trong đường dây. Đồng thời, cảnh sát cũng thu giữ 1 máy pha chế, 2 máy đóng gói, 5 máy niêm phong, 18 thiết bị sản xuất, 1.790.000 sản phẩm nhái cùng 4.400.000 bao bì giả các hãng mỹ phẩm từ giá rẻ cho đến đắt. Ước tính, tổng số tang vật được thu giữ có giá trị lên tới hơn 100 triệu tệ (tương đương 332 tỷ đồng).

Những đối tượng trong đường dây sản xuất mỹ phẩm giả kể trên khai nhận, giá thành sản xuất các món đồ fake vô cùng rẻ mạt, chỉ khoảng vài tệ, thậm chí là vài hào (1 hào bằng 1/10 tệ). Các loại mỹ phẩm tại đây cũng rất đa dạng, từ những cây bút kẻ mắt hoặc mascara có giá vài chục tệ cho tới những dòng sản phẩm cao cấp có giá lên tới cả ngàn tệ. Sau khi gia công, chúng đem bán với giá rẻ hơn hẳn hoặc gần bằng giá thị trường và nghiễm nhiên bỏ túi số tiền chênh lệch khổng lồ.

Hiện những thông tin và hình ảnh liên quan đến vụ việc đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận nước này.

Dán tem xuất bản phẩm – Nên hay không?

Việc ban hành Thông tư quy định việc dán tem chống giả phòng, chống in lậu, in giả, sao chép trái phép xuất bản phẩm gây ra các tác động bất lợi, tạo thêm chi phí và thủ tục hành chính bất hợp lý cho các đối tượng liên quan.

Dán tem xuất bản phẩm – Nên hay không?

Văn bản góp ý mới đây được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sau khi bộ này xây dựng Dự thảo Thông “Dán tem phòng chống in lậu, in giả, sao chép trái phép xuất bản phẩm” lấy ý kiến dư luận, chuyên gia.

Thông tư chưa có đủ cơ sở pháp lý

Theo đó, VCCI đưa ra khá nhiều quan điểm cho thấy sự chưa phù hợp, cần điều chỉnh và đặc biệt chỉ rõ mục đích của Thông tư có thể không đạt được, mà còn ngăn cản tự do kinh doanh và gây rào cản cho doanh nghiệp.

Cụ thể, VCCI cho rằng, áp dụng biện pháp dán tem lên xuất bản phẩm còn chưa đảm bảo căn cứ pháp lý khi Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ và các Nghị định cũng quy định về việc quản lý xuất bản phẩm rồi.

“Về mặt logic, nếu tuân thủ theo đúng quy định của Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thì các xuất bản phẩm khi lưu thông ra thị trường sẽ không chứa đựng các nội dung không phù hợp. Như vậy, những ấn phẩm có nội dung ảnh hưởng tới các lợi ích công sẽ không được xuất bản thông qua nhà xuất bản”, VCCI lập luận.

Vì vậy, dù nhà xuất bản có dán tem vào ấn phẩm của mình hay không cũng không ngăn chặn được hiện tượng có các ấn phẩm với nội dung xấu, độc hại xuất hiện trên thị trường.

Hơn nữa, theo VCCI, để thực hiện quy định dán tem, nhà xuất bản, DN in ấn sẽ bỏ ra chi phí in và dán tem lên xuất bản phẩm. Trong bối cảnh các nhà xuất bản đang gặp khó khăn về tài chính như hiện nay thì việc gánh thêm chi phí này sẽ càng đẩy các nhà xuất bản rơi vào tình trạng hoạt động không hiệu quả.

Tạo độc quyền, đi ngược lại tinh thần cải cách

Mặc dù theo giải trình của Cơ quan soạn thảo thì chi phí in và dán tem không lớn. Tuy nhiên, đối với các nhà xuất bản đang gặp khó khăn về tài chính, mọi khoản chi phí tăng thêm đều là rất đáng kể, đặc biệt khi chi phí đó là dành cho việc mà bản thân họ có thể không thấy cần thiết, không thấy lợi ích nào đáng kể.

“Nếu việc in tem chỉ tập trung vào một đơn vị nhất định, tình trạng độc quyền có thể sẽ khiến chi phí in tem chống giả tăng cao. Điều này càng khiến cho các nhà xuất bản gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh, hàng năm, một số nhà xuất bản phải xuất bản các mảng sách giáo khoa – loại mặt hàng thuộc diện quản lý giá”, Văn bản phản hồi của VCCI nói rõ.

Tem hologram 2d

Theo VCCI, biện pháp được đưa ra tại Thông tư của Bộ TT&TT dường như đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc gặp với doanh nghiệp trong tháng 5/2017, theo đó Chính phủ sẽ nỗ lực cải cách về chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm các chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.

“Việc ban hành Thông tư quy định việc dán tem phòng, chống in lậu, in giả, sao chép trái phép xuất bản phẩm là chưa đủ căn cứ pháp lý, vượt quá mức cần thiết trong khi lại gây ra các tác động bất lợi, tạo thêm chi phí và thủ tục hành chính bất hợp lý cho các đối tượng liên quan”, VCCI cho hay.

Nguyễn Tuyền

Đánh giá kết quả chống hàng giả 6 tháng đầu năm

(BDO) Chiều 14-6, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một, Trưởng Ban chỉ đạo 389 (BCĐ 389/TP) đã chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm; thông qua phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.

Đánh giá kết quả chống hàng giả 6 tháng đầu năm

Theo ý kiến tham gia của các ngành, thành viên BCĐ 389/TP tại cuộc họp, trong 6 tháng năm 2017 công tác quản lý thương mại trên địa bàn thành phố đạt kết quả tốt. Đối với các mặt hàng được tiêu thụ nhiều trong dịp tết như lương thực, thực phẩm tươi sống.. .không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Tuy vậy, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại vẫn diễn ra phức tạp tập trung các mặt hàng thực phẩm, sản phẩm gia cầm, gia súc không có nguồn gốc, thuốc tân dược, kinh doanh rượu ngoại nhập lậu, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp… Để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, ATVSTP, đại diện các ngành, thành viên BCĐ cho rằng, cần phải tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của các lực lượng chức năng, người dân, có chế tài đủ mạnh để quản lý, xử lý những hành vi vi phạm…

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo 389/TP cho rằng, các ngành, thành viên BCĐ/TP tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với các địa phương trên toàn thành phố, để có cơ sở hình thành việc kinh doanh, quản lý thương mại phù hợp. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch sắp xếp lại hoạt động kinh doanh buôn bán, quản lý hàng hóa xuất xứ nguồn gốc, đồng thời chia sẻ thông tin về đối tượng, phương thức, thủ đoạn, nhất là thủ đoạn phá hoại về kinh tế mới phát sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đến với người dân để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tem hologram 3df

Dịp này, nhiều cá nhân, tập thể BCĐ 389/TP được UBND tỉnh Bình Dương, UBND thành phố Thủ Dầu Một trao tặng Bằng khen, giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái năm 2016- 2017.

Thanh Hồng