Làm thế nào khi mua nhầm hàng nhái trên mạng?

Hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện trên các trang bán hàng trực tuyến, trong khi theo các luật sư, vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ chế bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Nhiều “lỗ hổng” trong lĩnh vực thương mại điện tử khiến hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện trên các trang bán hàng trực tuyến.

1_35903_hlda
Làm thế nào khi mua nhầm hàng nhái trên mạng?

Người tiêu dùng “tiếp tay” cho hàng nhái?

Luật sư (LS) Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết hiện nay chưa có quy định cụ thể về cơ chế bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng hay hàng giả, hàng nhái; cũng như chưa có quy định cụ thể về các chế tài đối với các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT), nhưng không kiểm soát người bán hàng giả, hàng nhái trên sàn giao dịch của mình.

Chính vì “lỗ hổng” này mà một số trang TMĐT đã không kiểm soát hoặc “thả nổi” cho một số người bán hàng cung cấp những hàng hóa không đảm bảo chất lượng, cũng như hàng nhái, hàng giả.

LS Nguyễn Tri Đức, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay là hành lang pháp lý thực thi cụ thể cho việc bảo vệ người tiêu dùng đối với việc mua phải hàng nhái, hàng giả.

Tuy nhiên, LS Tri Đức đặt vấn đề: “Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là bên cạnh một số khách hàng không phân biệt đâu là hàng giả, hàng nhái… thì có không ít người tiêu dùng biết món hàng mình mua là hàng nhái, không phải hàng chính hãng nhưng vẫn chấp nhận. Bởi vì các sản phẩm hàng nhái này phù hợp với túi tiền của họ”.

Chính vì thế, một bộ phận người tiêu dùng đã vô hình “tiếp tay” cho hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT còn đất sống như hiện nay, theo LS Đức.

BBC hôm qua đưa tin tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba lại bị Mỹ đưa vào danh sách đen bán hàng giả.

“Tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện trong giao dịch TMĐT kéo theo những hệ lụy khôn lường. Chẳng hạn, những mặt hàng nhái, giả mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn ít nhiều gây xáo trộn, lũng đoạn thị trường hàng hóa, kinh tế xã hội đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh sản xuất chân chính”, LS Đức chia sẻ.

Tem SMS tích hợp QR Barcode
Tem SMS tích hợp QR Barcode

“Tôi nghĩ đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc quản lý các sản phẩm hàng hóa trên TMĐT, cũng như thực thi triệt để Luật sở hữu trí tuệ; đồng thời thực hiện chế tài xử phạt mạnh mẽ, nhằm răn đe và loại trừ hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT như hiện nay”, LS Nguyễn Tri Đức nhấn mạnh.

Tự bảo vệ mình trước khi chờ được bảo vệ

LS Nguyễn Đức Chánh cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Nghị định 52/2013 của Chính phủ, thì hoạt động của sàn giao dịch TMĐT sẽ chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho chính mình, người tiêu dùng cần phải “thông thái” khi mua những sản phẩm/dịch vụ trên một số trang bán hàng trực tuyến; cũng đừng vì ham giá rẻ mà mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Theo LS Nguyễn Tri Đức, tại Thông tư 47/2014/TT-BCT, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT và Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng đã đề ra các nội dung chế tài.

Nguyễn Tiến

Phát hiện hàng tấn gạo giả bằng nhựa của Trung Quốc

Nigeria đã phát hiện và thu giữ 2,5 tấn gạo giả làm bằng nhựa bị nhập lậu vào nước này, nghi là sản xuất tại Trung Quốc.

Cùng Tân Hoa Mai chống hàng giả ngay hôm nay.

gao-2-r_ikay
Phát hiện hàng tấn gạo giả bằng nhựa của Trung Quốc

Người đứng đầu cơ quan hải quan ở Lagos (Nigeria), ông Haruna Mamudu cho biết khi đem nấu, gạo nhựa rất dính và nhớt so với gạo bình thường. Hãng truyền thông BBC ngày 21.12 dẫn lời ông Mamudu nói: “Có trời mới biết được chuyện gì sẽ xảy ra nếu ăn phải loại gạo giả này”.

Hiện các cuộc điều tra được mở rộng để xem có bao nhiêu gạo giả bị đưa vào thị trường Nigeria và bao nhiêu đã được tiêu thụ. Ở Nigeria, số gạo giả trên được đóng trong bao bì mang nhãn Best Tomato, mỗi bao đựng 25 kg.

Chưa rõ nguồn gốc của gạo giả trên thị trường Nigeria. Tuy nhiên dư luận đang nhìn về phía Trung Quốc, sau khi gạo giả bị phát hiện ở Trung Quốc hồi năm 2015, được cho là sản xuất tại nước này, gây hoảng loạn khắp châu Á. Trung Quốc cũng thường bị cáo buộc là “ông trùm” sản xuất hàng nhái, hàng giả nên người ta có lý do để nghi ngờ gạo giả có nguồn gốc từ đất nước này.

Tem chống giả SMS
Tem chống giả SMS

Phóng viên BBC sau khi xem thử gạo giả ở Nigeria phải thốt lên rằng ai làm ra nó thuộc loại “quá siêu”: trông gạo giả không khác một tí nào so với gạo thật. Cảm giác khi cầm nắm gạo giả trên tay không khác gì gạo thu hoạch từ các cánh đồng. Tuy nhiên, nếu đưa lên mũi ngửi sẽ thấy có mùi hóa chất. Sự khác thường cũng sẽ lộ ra khi gạo được đem nấu lên.

Trong phòng thí nghiệm, gạo giả đã “lộ nguyên hình”, bản chất của nó làm bằng nhựa. Chính quyền Nigeria cảnh báo người dân không ăn loại gạo có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường, bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ.

Kiều Oanh

Hàng giả dán tem chống giả

Chi phí để in một con tem chống hàng giả có giá từ 200 đến 400 đồng nên tội phạm thường dùng chính tem chống hàng giả dán vào hàng giả.

cong-an-chong-hang-gia_gvum
Hàng giả dán tem chống giả

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị chức năng in tem chống hàng giả để bảo hộ hàng hóa. Tuy nhiên, công tác quản lý việc in ấn, phát hành tem chống hàng giả vẫn còn nhiều bất cập.

Theo quy định, mọi doanh nghiệp đều có quyền đặt in tem chống hàng giả theo mẫu riêng, hay đặt các đơn vị in ấn của Bộ Công an để bảo hộ cho sản phẩm hàng hóa của mình.

Chỉ cần tìm trên Internet sẽ thấy vô số các công ty in ấn mời chào mua tem chống hàng giả. Chi phí để in một con tem chống hàng giả có giá từ 200 đến 400 đồng, rẻ hơn rất nhiều so với việc làm giả một chai rượu ngoại, một bao thuốc lá… Vì vậy tội phạm thường in tem giả, hay dùng chính tem chống hàng giả của các đơn vị được phép phát hành để dán vào hàng giả.

Ngày 7/12 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Đông Anh, Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Văn Đức, sinh năm 1987, về tội buôn bán hàng giả. Đối tượng này buôn bán giấy vệ sinh giả nhãn hiệu của Công ty TNHH Tiến Hiếu, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã có kết luận giám định toàn bộ số hàng hóa không cùng loại với tem chống hàng giả, bao bì sản phẩm không đạt chất lượng công bố.

Trung úy Hoàng Tiến Trung, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Đông Anh cho biết: Đối tượng nói tất cả số hàng giả đều được dán giả tem của Bộ Công an.

Đây là một vụ án đã rõ khi cả hàng hóa và tem chống hàng giả đều bị làm giả. Do có quyền đặt in tem chống hàng giả theo mẫu riêng của mình, nên đã có trường hợp doanh nghiệp dán tem không đúng trên chủng loại hàng quá quy định.
Khi bị kiểm tra, doanh nghiệp còn đưa ra lý lẽ: Tem chống hàng giả này đơn thuần là do đơn vị tự đặt in nhằm mục đích phân biệt với hàng hóa khác cùng loại trên thị trường để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như của mình.

Trung tá Kiều Hữu Việt, Đội trưởng Đội 8, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội cho biết: Do quy định như hiện nay nên đến nay đơn vị cũng chưa xử lý hình sự được trường hợp nào, cũng chưa có số liệu thống kê nào về vi phạm tem giả.

Lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Thuế, làm nhiệm vụ chống hàng giả, hàng nhái, nhưng số vụ xử lý vi phạm tem chống hàng giả chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tem chống giả hologram tổ ong
Tem chống giả hologram tổ ong

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết: Hiện chưa có số liệu thống kê vì nhiều đơn vị được phép in tem chống hàng giả, số lượng tem được in ra, sử dụng bao nhiêu chẳng ai biết, cũng không đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý về vấn đề này.

Hiện nay, việc in ấn, quản lý tem chống hàng giả trên thị trường vẫn còn quá nhiều bất cập. Người tiêu dùng trong nước như đứng trước “ma trận” khi phải đối mặt với hàng giả, hàng kém chất lượng. Con tem chống hàng giả có giá trị rất nhỏ chỉ vài trăm đồng, nhưng niềm tin của người tiêu dùng đối với tem chống hàng giả là vô giá.

Theo VOV

Mở cao điểm chống hàng giả dịp giáp Tết

Theo kế hoạch, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành, địa phương sẽ tăng cường công tác chỉ đạo đấu tranh trong dịp Tết Nguyên đán; công tác kiểm tra, nắm tình hình tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

438440_0
Mở cao điểm chống hàng giả dịp giáp Tết

Mục đích của kế hoạch là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trọng tâm kiểm soát chặt nhóm các mặt hàng cấm, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết, như: vũ khí, ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, tài liệu phản động, động vật hoang dã, hàng may mặc, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo…

Theo đó, các cơ quan, đơn vị chức năng các cấp tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái tại tuyến, địa bàn, lĩnh vực quản lý.

d4a41-mua2bvang-duyet
Tem hologram 2d

Cụ thể, lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý phối hợp kiểm soát chặt chẽ thị trường nội địa, tăng cường kiểm tra, phát hiện các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về điều kiện kinh doanh, chấp hành chế độ thuế, hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

Lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng tập trung phối hợp kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại tại địa bàn cửa khẩu, đường mòn, lối mở, kênh, sông,… khu vực biên giới; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh qua tuyến hàng không, cửa khẩu đường bộ, đường biển.

Lực lượng Cảnh sát Biển chủ trì, phối hợp với lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng và các cấp chính quyền địa phương trong việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên các vùng biển, trọng điểm là vùng biển Đông Bắc và vùng biển Tây Nam…

Lãnh án vì hám lợi làm giả các loại thực phẩm chức năng

(PLO)- Vì hám lợi, Trần Thị Thanh Ly hết lần này đến lần khác làm giả các loại thực phẩm chức năng và lôi kéo cả hai người em trai vào đường dây.
Ngày 21-11, TAND TP.HCM xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Thị Thanh Ly (36 tuổi) tám năm tù; Trần Thanh Luận (34 tuổi) ba năm sáu tháng tù và Trần Thanh Long (26 tuổi) hai năm tù cùng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Lãnh án vì hám lợi làm giả các loại thực phẩm chức năng
Theo hồ sơ, lúc 10 giờ 30 ngày 14-1-2015, Công an quận 7 phát hiện Nguyễn Tri Lĩnh Nam đang điều khiển xe máy chở hai thùng hàng thực phẩm chức năng, không có hóa đơn, chứng từ.
Mở rộng điều tra, công an kết luận Ly là chủ mưu cầm đầu. Ly đã cho thu mua các thực phẩm chức năng nổi tiếng, rồi chỉ đóng gói, mang bán cho khách kiếm lời.
Luận và Long đã giúp sức cho chị gái mình là Ly điều hành, quản lý đường dây sản xuất, mua bán hàng giả này.
Tổng số hàng hóa giả bị công an thu giữ có trị giá gần 10 tỉ đồng.
Trước đó, ngày 22-8, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Ly tám năm tù và Dương Minh Tiến (39 tuổi, ngụ quận 8) năm năm tù về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Từ đầu tháng 4-2015, Ly thuê một phòng trọ trên đường Phạm Hùng (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) để sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả các nhãn hiệu nổi tiếng. Ly thuê Tiến giúp việc với tiền công 6-10 triệu đồng/tháng.
Nguyên liệu dùng sản xuất thực phẩm chức năng giả được Ly mua từ một đối tượng tên Phong (không rõ lai lịch), chuyển từ phía Bắc vào TP.HCM bằng tàu hỏa. Sau đó Ly cho đưa về nhà trọ trên đường Phạm Hùng và nhà của Tiến ở quận 8 cất giấu.
Tem SMS định vị hologram
Số thực phẩm chức năng được giao là loại bán thành phẩm và Ly hướng dẫn Tiến đóng hạn sử dụng vào chai, dán nhãn, cho chai vào hộp kèm theo tờ giấy hướng dẫn sử dụng, dán tem chống hàng giả trên vỏ hộp để cho ra thành phẩm. Khi có khách hàng đặt mua, Tiến đi giao hàng và thu tiền.
Ngày 7-9-2015, trên đường đi giao hàng, Tiến bị công an bắt quả tang. Ly và Tiến bị khởi tố, Tiến bị bắt tạm giam, riêng Ly do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được cho tại ngoại.
Tuy nhiên, khi vụ án đang trong quá trình điều tra, Ly lại mở và điều hành đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới….
 
HOÀNG YẾN